Có một số khó khăn trong việc cố gắng liên hệ giữa tình trạng mất nước mạn tính và sự hấp thu dịch trong nhiều bệnh khác nhau với các mục tiêu về sức khỏe.
Chỉ có một số lượng hạn chế các nghiên cứu tốt có thể được tiến hành cho đến nay. Cần nhiều hơn nữa các nghiên cứu dài hạn. Cần nhiều bệnh nhân hơn nữa được đưa vào các nghiên cứu trong tương lai.
Có những khó khăn trong việc đánh giá lượng dịch bệnh nhân đưa vào hằng ngày và sự tuân thủ của họ rất khó để theo dõi. Độ ẩm liên tục thay đổi và có thể khó đo được ở một số bệnh nhân, nhất là khi yêu cầu lượng dịch mỗi ngày rất khác nhau giữa bệnh nhân này với bệnh nhân khác.
Bệnh tình có thể phức tạp hoặc xấu đi do mất nước thường do nhiều yếu tố và có rất nhiều sự khác biệt giữa những bệnh này. 1
Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy thậm chí mất nước nhẹ cũng có thể đóng vai trò trong sự phát triển các bệnh hoặc tình trạng bệnh khác nhau. Bằng chứng y khoa về việc cung cấp đủ nước cho thấy có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị các bệnh như:
– Loét do tì đè – Mất nước được biết là yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của các vết loét do tì đè bởi tác động của nó đến khối lượng máu, vòng tuần hoàn và sự căng da; và sự mất nước này có liên quan đến nguy cơ gia tăng sự phát triển các vết loét ở 42% người dân được chăm sóc dài hạn ở các cơ sở, chăm sóc tại nhà và những bệnh nhân cao tuổi. 2
– Làm liền vết thương – Lượng dịch đưa vào để sửa chữa tình trạng thiếu nước, làm tăng nồng độ oxy mô và giúp hàn gắn vết thương. 3
– Táo bón – Các nghiên cứu đã khẳng định rằng tăng lượng dịch đưa vào, ví dụ như nước, giúp phòng ngừa táo bón. 4
– Nhiễm khuẩn tiết niệu – Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là hệ quả của sự xâm nhập của vi khuẩn từ đường sinh dục [35]. Nhiễm khuẩn rất phổ biến ở cả nam và nữ mọi lứa tuổi, nhưng tần số cao hơn khoảng 50 lần ở nữ giới trưởng thành. Hơn một nửa số mắc (50-60%) hiện nay có ít nhất một lần bị nhiễm khuẩn tiết niệu ở giai đoạn nào đó trong đời. Tăng lượng dịch đưa vào và do đó làm tăng bài niệu (sản xuất nước tiểu) có tác dụng pha loãng lượng vi khuẩn và các yếu tố độc lực. Thứ hai, uống nước liên tiếp để tăng lợi tiểu, là hiệu ứng xả trôi xảy ra mỗi khi bài niệu, rửa trôi các chất ô nhiễm và làm sạch lớp biểu mô. Ngoài ra, tăng tần suất bài niệu tác dụng thu hẹp bàng quang, giảm diện tích bề mặt vi khuẩn có thể khu trú một cách có hiệu quả.5
– Bệnh thận mạn tính (CKD) là một tình trạng bệnh nghiêm trọng tiến triển tất yếu, có liên quan đến chất lượng cuộc sống suy giảm và tỉ lệ tử vong sớm, và sự phổ biến của loại bệnh này đang gia tăng không ngừng. Bệnh thận mạn phổ biến hơn ở nữ giới, nam giới mắc bệnh thì nhiều khả năng tiến triển thành bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD) hơn phụ nữ tới 50%; bệnh được định nghĩa là tình trạng suy thận cần được lọc máu hoặc ghép thận. 44% những người bị ESRD có chẩn đoán ban đầu bị tiểu đường và 28% bị tăng huyết áp. Một số nghiên cứu đã cho rằng tăng lượng dịch vào/ lượng nước tiểu bài tiết ra có liên quan đến việc trì hoãn sự khởi phát hoặc sự tiến triển của bệnh thận mạn.6
– Sỏi thận – Người ta dự đoán rằng, dựa vào những tác động của sự nóng lên toàn cầu, tỉ lệ phần trăm của những người sống trong khu vực có rủi ro cao cho sự hình thành sỏi thận sẽ tăng từ 40% năm 2000 lên 56% vào năm 2050, và lên đến 70% năm 2095. Điều này sẽ dẫn đến một sự gia tăng đáng kể “có liên quan đến khí hậu” các trường hợp bị sỏi thận.14 Uống đủ lượng dịch cần thiết dựa theo tiêu chuẩn mỗi ngày đóng góp một phần quan trọng đối với tình trạng của thận. Mất nước, đặc biệt là tình trạng mất nước mạn tính, sẽ thể hiện ở việc sản xuất nước tiểu có nồng độ khoáng và các chất thải cao hơn. Điều này có thể dẫn đến sự hình thành của các tinh thể ảnh hưởng đến chức năng thận và nhất định mắc các bệnh về thận, chẳng hạn như sỏi thận. Bằng cách tăng lượng nước đưa vào cơ thể một cách vừa phải, khoảng 2 lít mỗi ngày, bạn có thể làm giảm thiểu nguy cơ bị suy chức năng thận.7
– Đột quỵ – Tình trạng đột quỵ xấu đi hoặc giữ nguyên gặp trong 42% bệnh nhân bị mất nước, so với chỉ 17% ở bệnh nhân đủ nước. Những bệnh nhân đột quỵ bị mất nước cũng có nguy cơ bị nặng hơn gấp 4 lần so với những bệnh nhân đủ nước. 8
– Huyết áp thấp – Ngay cả trường hợp nhẹ của mất nước cũng có thể gây huyết áp thấp. Bệnh nhân bị mất nước nhẹ có thể chỉ khát và khô miệng. Mất nước vừa có thể bị hạ huyết áp tư thế – một hình thức của huyết áp thấp, xảy ra khi huyết áp của một người tụt xuống khi đứng lên hoặc duỗi thẳng đột ngột; và mất nước nặng (giảm thể tích tuần hoàn) có thể dẫn đến sốc, suy thận, rối loạn máu, nhiễm toan, hôn mê và thậm chí tử vong.9
– Đái tháo đường – Mất nước do tăng natri máu là thể nghiêm trọng nhất của mất nước bởi vì nó gây tổn thương thần kinh nghiêm trọng do xuất huyết. Thông thường, sự tăng nồng độ thẩm thấu là kết quả của việc giữ nước. Điều này không xảy ra ở bệnh nhân đái tháo nhạt trung ương do vùng dưới đồi hoạt động sai chức năng. Trường hợp mất nước do tăng natri máu, nồng độ thẩm thấu gian bào tăng lên và nước đi ra khỏi các tế bào não. Sự di chuyển này khiến cho các tế bào não bị teo lại và các mạch máu bị co kéo do não bị kéo xa khỏi hộp sọ và màng não. Sự co kéo các mạch máu dẫn đến chảy máu và có khả năng hình thành huyết khối. 10
– Suy giảm nhận thức – Sảng là một biểu hiện thường gặp của tình trạng mất nước phản ánh rõ ảnh hưởng to lớn của tình trạng mất nước lên chức năng não bộ. Tuy nhiên, có ba vùng của não dễ bị tổn thương bởi các ảnh hưởng của tình trạng mất nước nhất, đó là: hệ thống kích hoạt lưới – phụ trách sự chú ý và sự tỉnh táo; các cấu trúc tự động điều chỉnh tâm lí và chức năng điều hòa; và cấu trúc vỏ não và não giữa chịu trách nhiệm cho ý nghĩ, trí nhớ và nhận thức.
– Chóng mặt – Chóng mặt, hoa mắt hoặc mê sảng có thể xảy ra một cách đơn giản khi thay đổi tư thế hoặc di chuyển đầu hoặc có thể xảy ra tại thời điểm hoặc trong khi khi tập thể dục quá sức.
– Khô miệng – là một tình trạng phổ biến nhưng thường bị bỏ qua mà có liên quan đặc biệt với sự giảm chức năng tuyến nước bọt. Người ta ước tính có khoảng 12-47% người cao tuổi và 10-19,3% người ở độ tuổi 30 đã từng bị khô miệng. Dù mất nước có thể không phải là nguyên nhân duy nhất của tình trạng này nhưng chắc chắn nó có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn.
– Các tình trạng của da – một khi cơ thể trở nên thiếu nước và da khô lại thì xuất hiện rối loạn chức năng của hàng rào bảo vệ da nặng lên tùy lượng nước mất đi và sau đó là sự xâm nhập của các chất có hại từ môi trường tăng lên. Điều này làm phát triển tính mẫn cảm và khởi động đáp ứng miễn dịch dẫn đến viêm da. Chức năng của hàn rào bảo vệ da phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm mức độ đủ nước, đặc tính cả tế bào da, sự liên kết của các tế bào lớp sừng và tốc độ biến đổi của các tế bào này; số lượng và thành phần lipid gian bào (dầu) và pH bề mặt da (6-20). Lượng nước ở lớp sừng và bề mặt chất béo tạo nên trạng thái cân bằng quan trọng cho chức năng và bề ngoài của da; bất kì sự xáo trộn nào của cân bằng này đều dẫn đến các biểu hiện lâm sàng dưới dạng khô và ngứa. 13
Lượng dịch khuyến cáo đưa vào cơ thể mỗi ngày
Lượng dịch xấp xỉ cần thiết cho mỗi ngày (bao gồm nước trắng, sữa và các thức uống khác) được tính theo đơn vị lít/ngày:
+ Trẻ nhỏ 0-6 tháng: 0.7 (từ sữa mẹ hoặc sữa công thức)
+ Trẻ nhỏ 7-12 tháng: 0.9 (từ sữa mẹ, sữa công thức và các loại thực phẩm và đồ uống khác)
+ Trẻ lớn 1-3 tuổi: 1.0 (khoảng 4 cốc)
+ Trẻ 4-8 tuổi: 1.2 (khoảng 5 cốc)
+ Trẻ gái 9-13 tuổi: 1.4 (khoảng 5-6 cốc)
+ Trẻ nam 9-13 tuổi: 1.6 (khoảng 6 cốc)
+ Trẻ gái 14-18 tuổi: 1.6 (khoảng 6 cốc)
+ Trẻ nam 14-18 tuổi: 1.9 (khoảng 7-8 cốc)
+ Nữ giới trưởng thành: 2.1 (khoảng 8 cốc)
+ Nam giới trưởng thành: 2.6 (khoảng 10 cốc)
Khối lượng dịch cần thiết này bao gồm tất cả các loại dịch lỏng, nhưng tốt hơn hết phần lớn lượng dịch đưa vào nên là nước trắng (trừ trẻ sơ sinh được cung cấp dịch từ sữa mẹ và sữa công thức)
Những người ít vận động, người sống ở môi trường lạnh, hoặc những người ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng nước cao (như trái cây và rau quả) có thể cần ít nước hơn.14
Những người làm việc trong môi trường nóng hoặc những người làm công việc nặng nhọc và chơi thể thao cũng có thể cần phải tăng lượng nước uống lên.
Cần chú ý để không bị dư thừa nước.