Hồng ban nhiễm sắc dưới da do thuốc là một trong những dạng phổ biến nhất của phản ứng bất lợi do điều trị thuốc, với tỉ lệ mắc khoảng 2-3% ở bệnh viện. Hầu hết các loại thuốc đều có thể gây ra các phản ứng ở da và những nhóm thuốc nhất định, như nhóm thuốc chống viêm phi steroid (NSAIDs), kháng sinh và thuốc chống động kinh có tỉ lệ gây hồng ban nhiễm sắc xấp xỉ 1–5%.1
Bệnh vảy nến & Thuốc
Uống thuốc có thể gây nên nhiều đáp ứng khác nhau:
a) Thuốc có thể kích hoạt điều kiện ở một bệnh nhân có nhiều khả năng bị ảnh hưởng di truyền của bệnh vảy nến.
b) Thuốc có thể kích hoạt điều kiện “mới” ở một bệnh nhân không có nhiều khả năng bị ảnh hưởng di truyền.
c) Thuốc có thể làm trầm trọng thêm các tổn thương vảy nến đang hiện hữu ở người bệnh.
d) Thuốc có thể kích hoạt một đợt bùng phát vảy nến trên da “có biểu hiện lâm sàng bình thường” ở bệnh nhân bị vảy nến 2
Trong mối liên hệ với bệnh vảy nến, các loại thuốc điều trị có thể được phân loại như sau:
(1) Các thuốc có bằng chứng về các trường hợp có mối quan hệ nhân-quả với bệnh vảy nến đã được báo cáo bao gồm thuốc chống loạn thần (lithium), các thuốc chẹn beta và thuốc chống sốt rét tổng hợp;
(2) Các thuốc có một số lượng đáng kể các nghiên cứu nhưng các dữ liệu chưa đủ để ủng hộ cho sự khởi phát hay làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh;
(3) Các thuốc đôi khi được ghi nhận là có liên quan đến sự làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh hoặc sự khởi phát bệnh. 2.3
Bệnh vảy nến do thuốc có thể được chia thành 2 nhóm:
1] Bệnh vảy nến khởi phát do thuốc – nghĩa là khi ngưng sự dụng các thuốc có thể là nguyên nhân gây bệnh thì cũng làm ngưng lại sự tiến triển của bệnh. Hình thức này có xu hướng xảy ra ở những bệnh nhân “mới mắc” không có tiền sử bản thân hoặc gia đình trước đó mắc bệnh. Biểu hiện lâm sàng của các tổn thương này thường giống như biến thể mụn mủ của bệnh vảy nến, thường không liên quan đến móng hoặc khớp. 2
2] Bệnh vảy nến trầm trọng hơn do thuốc – nghĩa là bệnh vẫn tiến triển kể cả khi đã ngưng sử dụng thuốc và thường xảy ra ở những bệnh nhân có tiền sử bị vảy nến hoặc có khả năng bị ảnh hưởng bởi di truyền. Những bệnh nhân có thể xuất tình trạng nặng hơn các tổn thương vảy nến hiện hữu hoặc phát triển thêm các tổn thương mới ở vùng da không liên quan trước đó. Nghiên cứu mô học đã khám phá ra những đặc điểm đặc trưng hơn của bệnh vảy nến thể thông thường. 2
Hai loại phản ứng này không nên nhầm lẫn với biểu hiện “hồng ban nhiễm sắc dạng vảy nến”. Đây là một thuật ngữ rộng dùng để chỉ một nhóm các rối loạn mô phỏng đại thể và/hoặc vi thể bệnh vảy nến ở một số thời điểm trong suốt quá trình diễn biến bệnh. Loại ban này thường có liên quan đến tình trạng viêm da tiết bã, bệnh vảy phấn đỏ nang lông, giang mai thứ phát, bệnh vảy phấn hồng, bệnh u sùi dạng nấm và một số bệnh lí ác tính. 2
Một số thuốc có tác dụng kích hoạt hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh
Mặc dù có nhiều loại thuốc được cho là có liên quan đến việc kích thích bệnh vảy nến, bằng chứng mạnh mẽ nhất là thuốc chống loạn thần (lithium), các thuốc chẹn beta, thuốc kháng sốt rét tổng hợp, thuốc chống viêm phi sterois và tetracylin. Ngoài ra, các thuốc ức chế men chuyển angiotensin, interferon, digoxin, clonidin, carbamazepin, axit valproic, chẹn kênh canxi, kích thích tố quần thể bạch cầu hạt, kali iodua, ampicillin, penicillin, progesteron, morphin và acetazolamide đã được chứng minh là làm nặng thêm tình trạng bệnh vảy nến. 4
THUỐC | CƠ CHẾ TÁC DỤNG | NHẬN XÉT |
Thuốc chẹn beta | Một phản ứng quá mẫn kiểu trì hoãn, đáp ứng qua trung gian miễn dịch và suy giảm cAMP trong lớp biểu bì và hệ quả là làm gia tăng chu kì tế bào biểu bì. | Cả hai loại thuốc chẹn beta để điều trị tăng huyết áp và không điều trị tăng huyết áp đều được chứng minh là có liên quan (đến việc làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh vảy nến) nhưng tần số cao hơn ở loại không điều trị tăng huyết áp.
Với Timolol dùng tại chỗ cũng vậy, đã được báo cáo là gây khởi phát bệnh vảy nến và làm chuyển dạng bệnh vảy nến thông thường (vảy nến mảng bám) thành vảy nến thể đỏ da. |
Lithium | Tác dụng trực tiếp bằng cách ngăn cản quá trình biệt hóa tế bào và dẫn đến sự rối loạn của các cytokine viêm và gián tiếp làm giảm lượng cAMP. |
Kích thích hoặc khởi phát bệnh vảy nến mảng bám mạn tính, vảy nến thể mụn mủ khu trú hoặc toàn thể và thậm chí cả vảy nến thể đỏ da. |
Thuốc kháng sốt rét | Có thể gây bệnh bằng cách ức chế men transglutaminase. | Không làm khởi phát bệnh mặc dù được biết đến là gây nên tình trạng vảy nến ở 18% bệnh nhân. |
NSAIDs | Ức chế con đường tổng hợp men cyclo-oxygenase, dẫn đến tích tụ các leukotriene và do đó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. |
|
Tetracyclin | Có thể gây bệnh bằng cách ức chế cAMP hoặc khởi phát hiện tượng Koebner dựa vào khả năng nhạy cảm với ánh sáng mặt trời của chúng. |
Việc bệnh nhân cung cấp thông tin cho bác sĩ của mình về việc sử dụng thuốc và khi nào các tổn thương được phát hiện đầu tiên hoặc khi các tổn thương hiện hữu nặng thêm lên là rất quan trọng. Ở một số trường hợp, sự bùng phát các tổn thương mới có thể phải mất vài tuần hoặc thậm chí vài tháng mới xuất hiện, khi điều này xảy ra thì rất khó để xác định chính xác mối quan hệ nhân quả giữa một loại thuốc với đợt bùng phát. Bảng sau đâu có thể giúp xác định liệu việc dùng thuốc của bạn có liên quan hay không.
Ngày | Thời gian | Tên thuốc | Liều dùng | Lí do dùng | Triệu chứng nhận thấy | Khi các triệu chứng được phát hiện lần đầu |
Ví dụ ngày 15/2 | 8.00 sáng | Carvedilol | 25mg | Huyết áp | Các tổn thương mới trên da không ảnh hưởng đến các tổn thương cũ | 2 tuần sau lần đầu dùng thuốc |
Ví dụ ngày 15/2 | 8.00 sáng | Bisoprolol | 10mg | Bệnh cơ tim | Làm nguy hại các tổn thương cũ | Sau 72 giờ, da đỏ rát, tổn thương lan rộng nhanh chóng |