BỆNH ĐI KÈM LÀ GÌ?
Bệnh đi kèm là sự xuất hiện của nhiều bệnh hoặc nhiều rối loạn có liên quan đến bệnh đã mắc, trong trường hợp này là #bệnh vẩy nến.
NGUY CƠ GIA TĂNG
Bệnh nhân mắc vẩy nến tăng khả năng mắc một hoặc một số các loại bệnh/tình trạng khác có cùng chức năng miễn dịch với bệnh vẩy nến.
SƠ ĐỒ 1: Các bệnh đi kèm theo Vẩy nến
Viêm mắt –
Viêm mống mắt Viêm màng bồ đào Viêm thượng cùng mắt Viêm kết mạc |
1, 2, 3
Viêm nhiễm về mắt
Nhìn chung, các biểu hiện về nhãn khoa xảy ra ở khoảng 10% các trường hợp bệnh vẩy nến và bao gồm viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm giác mạc, khô giác mạc (tình trạng mắt không thể chảy nước mắt), áp xe giác mạc, đục thủy tinh thể, viêm cơ mắt (viêm nhiễm phần cơ mắt), viêm loét giác mạc (độ bám dính của mắt lên nhãn cầu), viêm võng mạc (bong võng mạc), viêm màng bồ đào và quặm mi kèm theo mi mọc lệch (lông mi mọc vào trong) và rụng mi (mất lông mi) ở mí mắt. 1,2
Viêm màng bồ đào
Mặc dù căn nguyên của bệnh vẩy nến và mối liên quan với các bệnh về mắt hiện vẫn chưa rõ, có ý kiến cho rằng các bạch cầu đa nhân trung tính hoạt động trong máu ngoại vi có thể là nguyên nhân cho tình trạng viêm màng bồ đào trước liên quan đến viêm khớp vẩy nến. Viêm màng bồ đào có xu hướng gia tăng xuất hiện ở những bệnh nhân bị viêm khớp hoặc vẩy nến mụn mủ hơn ở các bệnh nhân mắc các thể khác của vẩy nến. Bệnh nhân mắc vẩy nến kèm theo viêm màng bồ đào lớn tuổi hơn những bệnh nhân không mắc vẩy nến. 1,2
Viêm màng bồ đào là quá trình viêm nhiễm nội nhãn gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Các hình thức viêm màng bồ đào có thể được phân biệt theo chức năng của vị trí viêm nhiễm đối với mắt, tính đối xứng và liên tục của viêm nhiễm, biến chứng đi kèm và cách phân bố tế bào tại nội mô giác mạc. 1,2
Màng bồ đào nằm ở lớp giữa của mắt. Phần phía trước màng bao gồm mống mắt và cơ thể mi, phần phía sau là mạch mạc. Viêm màng bồ đào trước hoặc viêm mống mắt là viêm nhiễm ở phần màng bồ phía trước. Khi phần cơ thể mi gần đó cũng bị viêm, quá trình này gọi là viêm mống mắt thể mi. Viêm màng bồ đào trước phổ biến hơn viêm màng bồ đào sau đến bốn lần.
Viêm màng bồ đào có thể được chia thành bốn nhóm phụ theo căn nguyên gây viêm nhiễm – bệnh truyền nhiễm, bệnh do miễn dịch qua trung gian tế bào, các hội chứng hạn chế ở mắt hoặc các hình thức tự phát bệnh. Trong các bệnh nhân bị viêm màng bồ đào, có khoảng 40% trường hợp là do đi kèm với một bệnh miễn dịch qua trung gian tế bào; khoảng 30% trường hợp viêm màng bồ đào không có bất kỳ căn nguyên rõ ràng nào. 1,2
Viêm màng bồ đào có thể xuất hiện ở 7-20% bệnh nhân mắc vẩy nến. Trong một nghiên cứu dữ liệu chéo các nhà nghiên cứu đã tìm ra tỉ lệ mắc bệnh viêm màng bồ đào là 2% ở các bệnh nhân bị vẩy nến không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh da liễu. Mối liên quan giữa viêm màng bồ đào và vẩy nến thể mảng mãn tính đã được chứng minh, và các bệnh nhân viêm màng bồ đào này có xu hướng bị viem cả hai bên mắt, bị kéo dài và nặng hơn. Viêm màng bồ đào, đặc biệt là viêm màng bồ đào trước, cũng có liên quan đến các bệnh về khớp và có khoảng 7% bệnh nhân mắc viêm khớp vẩy nến có thể xuất hiện bệnh viêm màng bồ đào. Một số trường hợp viêm màng bồ đào được báo cáo xuất hiện trước cả bệnh vẩy nến, và viêm màng bồ đào được báo cáo khi có dấu hiệu xuất hiện đầu tiên của Các bệnh lý cột sống (SpAs – một nhóm các chứng bệnh kéo dài (mãn tính) của khớp) lên đến 11,4% các trường hợp. Mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm nhiễm về mắt thường không liên quan đến mức độ phát bệnh của khớp nhưng có thể liên quan đến các bệnh về da. 1,2
Viêm kết mạc là tình trạng thường xảy ra với mắt có thể do bệnh vẩy nến gây nên, nhưng thường là do dị ứng, nhiễm trùng hoặc nhiễm virus. Triệu chứng thường gặp nhất là nhiễm trùng toàn bộ kết mạc đi kèm sợ ánh sáng nhẹ, cộm cứng và có thể chảy dịch. Chất dịch đặc chảy ra (như mủ) là một dấu hiệu cho biết bị nhiễm trùng và chảy dịch lỏng là đặc trưng của nhiễm virus. Tắc nghẽn tuyến nhờn (phần sụn mi – tuyến bã nhờn ở mép mí mắt) càng tăng do rối loạn được ghi nhận ở các bệnh nhân bị vẩy nến. Các báo cáo được công bố cho thấy mức độ xuất hiện viêm kết mạc ở các bệnh nhân mắc vẩy nến ở mức cao 64,5%.4
Khô mắt (Viêm kết giác mạc – Hiện tượng Khô mắt) có tỉ lệ mắc bệnh ở 2,7% bệnh nhân bị viêm khớp vẩy nến. Các nghiên cứu đã chỉ ra tỉ lệ mắc bệnh khô mắt đạt mức cao ở 18,00% bệnh nhân vẩy nến.4
Vẩy nến ở mặt có thể xuất hiện tại phần chân mày hoặc trên mí mắt.
Vẩy nên mặt – trước | Vẩy nến mặt – sau |
Khi bệnh vẩy nến xuất hiện ở mí mắt hoặc lông mi, sẽ xuất hiện các mảng mịn bao phủ các vị trí này, và mép của mí mắt có thể đỏ hoặc cộm. Nếu mép mí mắt kích ứng trong thời gian dài, mép của các mí có thể bị lật lên hoặc xuống (Bệnh quặm mi). Nếu mép mí lật xuống, lông mi sẽ có xu hướng cà vào bề mặt nhãn cầu và gây kích ứng nặng hơn và có thể ảnh hưởng đến bề mặt nhãn cầu.
Biểu hiện vẩy nến ở mắt, viêm màng bồ đào nói riêng, có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, bao gồm mất thị lực. Quan trọng khi có dấu hiệu ban đầu về đỏ mắt, chảy nước mắt, thị lực mờ, đối với những người bệnh vẩy nến cần đến gặp Bác sĩ chuyên khoa ngay, vì có thể họ cần được giới thiệu một Bác sĩ nhãn khoa tùy theo mức độ nghiêm trọng của trệu chứng.