Bệnh vẩy nến có thể xuất hiện ở cả móng tay và móng chân (Vẩy nến móng). Tỉ lệ người mắc vẩy nến có bệnh ở vùng móng theo thống kê là 50%. Chưa rõ lý do tại sao móng tay lại thường bị hơn móng chân. Trong hầu hết các trường hợp người bị vẩy nến cũng sẽ đồng thời bị vẩy nến móng; tuy nhiên, trong 5-10% trường hợp chỉ có móng bị ảnh hưởng. Trong một nghiên cứu cho thấy rằng tần suất thay móng ở các bệnh nhân có hiện tượng Koebner là 56% trong khi ở những người không có hiện tượng Koebner chỉ khoảng 29%. Vẩy nến móng ở nam phổ biến hơn 10% so với nữ và có liên quan mật thiết đến trọng lượng cơ thể.1
Vẩy nến móng có đặc trưng lâm sàng là dấu hiệu bệnh nằm trên ngón tay và ngón chân. Việc chậm xuất hiện của khởi phát bệnh loạn dưỡng móng xảy ra ở những người bị vẩy nến trong khoảng 9 đến 11,5 năm, lý giải cho nguyên nhân ít xuất hiện vẩy nến móng ở trẻ em.2 Bệnh có thể chỉ xuất hiện trên một móng hoặc tất cả các móng và sau đó có thể liên quan đến bệnh hủy móng hoặc mất móng hoàn toàn.
Hình thức lâm sàng của bệnh Vẩy nến móng 3,4,5
1. Vẩy nến trên Móng non và Đĩa móng
– Hố móng hoặc rỗ, hoặc vết lõm – Rỗ móng là kết quả của việc mất tế bào trên bề mặt móng. (xem hình 1-4 Phần 2) Rỗ móng xuất hiện ở gần 70% bệnh vẩy nến móng.
– Chứng móng nhám – sần (chà nhám) làm lộ ra các đường vân (sọc dọc) trên móng.
– Đốm trắng trên móng – móng trắng hoặc có đốm trắng đục
– Đường Beau – các vết lõm, các đường hoặc rãnh sâu chạy ngang mặt móng
– Liềm móng đỏ – là phần màu trắng có hình lưỡi liềm nằm ở phần cuối móng tay và móng chân; là phần có thể nhìn thấy được của móng non. Liềm móng có màu đỏ khi mao mạch dưới móng bị tắc nghẽn.
2. Vẩy nến trên Nền móng
– Bong móng – hiện tượng tách đĩa móng khỏi phần nền móng phía dưới và phần da dưới đầu móng tay (thường được gọi là “tróc móng”)
– Tăng sừng hóa dưới móng – tăng sinh quá mức phần nền móng và phần da dưới đầu móng khi chất móng đang hình thành.
– Các đốm đồi mồi hoặc bớt đốm màu cá hồi – chỉ là những thương tổn đặc trưng của bệnh vảy nến móng; xuất hiện dưới dạng các vùng hình tròn hoặc bầu dục màu nâu vàng/cam ở giữa đĩa móng.
– Xuất huyết mảnh vụn – các đường màu đen nhỏ chạy từ đầu móng đến khóe do xuất huyết các mao mạch (các mạch máu cực nhỏ) giữa móng và da.
3. Nhiễm trùng quanh móng – một loại nhiễm trùng da quanh phần móng tay hoặc móng chân thường gây ra do nhiễm khuẩn và/hoặc nhiễm nấm.
4. Mủ móng – đặc trưng bởi các mụn mủ mọc ở đầu móng tay hoặc móng chân. Các ngón tay bắt đầu sưng và biến dạng.
Vẩy nến móng thường bắt đầu chỉ với một vài khớp bị sưng. Tình trạng bệnh cũng thường xảy ra với một ngón tay hoặc ngón chân bị sưng. Một số người cảm thấy tê ngón khi thức giấc. Khi đi lại, hiện tượng tê này biến mất. Các ngón tay và ngón chân sưng to (hình khúc dồi), đau trong và quanh bàn chân và gót chân, đặc biệt là viêm gân vùng gót cổ chân hoặc viêm cân gan bàn chân ở lòng bàn chân và thay đổi ở móng, như rỗ móng hoặc bong móng ra khỏi nền móng đều là những dấu hiệu của bệnh Vẩy nến móng. Có hơn 80% bệnh nhân viêm khớp vẩy nến có thương tổn của vẩy nến móng.
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được móng và bệnh viêm khớp bám gân (mô liên kết – trực tiếp nối với xương, thông qua gân duỗi của khớp liên đốt ngón xa (DP)) đóng vai trò chính trong sinh lý bệnh học của bệnh vẩy nến móng. Đặc biệt các nhà nghiên cứu còn chứng minh được gân duỗi, khi bị viêm khớp bám gân, có thể tạo các sợi nông, hình thành nên khối mô dày chung quanh xương ngón tay. Các sợi này nối với các mô sợi liên kết dày đặc ở phần đĩa móng đến các mô chung quanh xương ngón tay và gián tiếp nối với gân duỗi. Nghiên cứu chỉ ra rằng có mối liên quan giữa viêm khớp DIP và bệnh móng do tiếp xúc giữa móng, khớp và mối liên quan với các gân và dây chằng. Điều này đã qua thực tế chứng minh dù hệ thống móng không có thành phần trung tính, 50% bệnh nhân bị vẩy nến móng được quan sát có các cơn đau từ nhẹ đến nặng và hạn chế hoạt động của các ngón tay.2
Rất nhiều bệnh nhân cho biết ngày càng khó khăn trong và rất đau đớn khi sử dụng các ngón tay để cầm dao kép, viết và dụng cụ và thực hiện các hành động như cài nút áo, phết bơ bánh mì, viết, đánh máy, v.v., những hành động mà chúng ta dễ dàng thực hiện thì họ lại không thể thực hiện. Do vậy những hoạt động thường ngày của nhiều bệnh nhân mắc vẩy nến móng cũng có tác động đến các hoạt động thể thao của họ như quần vợt, golf, bơi lội, v.v.